Sự phát triển của internet cùng các dịch vụ trên không gian mạng đã làm nên một cuộc “cách mạng” về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa đến khoa học kỹ thuật, giáo dục và cả chính trị. Dù là một khái niệm không mới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ lịch sử ra đời và quá trình phát triển của internet. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
Mạng internet là gì?
Theo wikipedia, Internet được định nghĩa là một hệ thống thông tin toàn cầu, phục vụ việc truy nhập công cộng với các mạng máy tính có sự liên kết với nhau. Hệ thống thông tin này truyền dữ liệu theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu bằng giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa gọi là IP.
Hệ thống thông tin toàn cầu bao gồm hàng ngàn, hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trường đại học, người dùng cá nhân và của cả các chính phủ trên toàn thế giới.
Tầm quan trọng của internet đối với cuộc sống cho đến thời điểm hiện tại và cả trong tương lai chắc không cần phải bàn cãi. Mạng internet giúp chúng ta:
- Lưu trữ và phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu kho dữ liệu khổng lồ.
- Liên kết mọi người với nhau, phục vụ nhu cầu giao lưu, giao tiếp, trao đổi thông tin.
- Trao đổi thông tin qua lại.
- Phục vụ nhu cầu văn hóa – giải trí.
- Kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội…
Mạng internet ra đời vào năm nào?
Paul Baran là người đầu tiên nghĩ đến một hệ thống trao đổi thông tin có tên gọi là ARPANET (tiền thân của mạng internet ngày nay). Sau đó ông cùng với 2 người nữa là Leonard Kleinrock và Donald Davies đã bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình.
- Năm 1969, ARPANET được cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA (Bộ Quốc Phòng Mỹ) tiếp tục phát triển. Dấu mốc này được đánh dấu bằng việc cơ quan này liên kết 4 địa điểm đầu tiên bằng mạng liên khu vực (Wide Area Network – WAN). Bốn địa điểm này gồm có: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California – Los Angeles, Đại học California – Santa Barbara và Đại học Utah.
- Năm 1974, thuật ngữ internet được nhắc đến lần đầu tiên. Trong khi đó, “mạng” vẫn được gọi là ARPANET.
- Năm 1983, giao thức TCP/IP được xem là một chuẩn trong ngành quân sự Mỹ. Đồng thời, tất cả các máy tính kết nối với ARPANET đều phải dùng chuẩn mới này.
- Năm 1984, ARPANET được chia làm hai thành phần là ARPANET – Chuyên về nghiên cứu, phát triển và MILNET – Mạng phục vụ cho mục đích quân sự.
- Cùng với những ưu điểm của giao thức TCP/IP và các chính sách mở cửa của chính phủ đã thúc đẩy việc nghiên cứu và thương mại qua ARPANET và sự hình thành của siêu mạng trong tương lai.
- Giữa thập niên 1980, tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập NSFNET – liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau. Đây là một mốc lịch sử quan trọng của kỷ nguyên internet. Trong khi đó, năm 1990 là mốc ARPANET chính thức ngừng hoạt động.
- Năm 1991, World Wide Web (WWW) được Tim Berners Lee (Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu) phát minh. Dấu mốc này mở ra một kỷ nguyên về siêu văn bản, giúp con người có thể truy cập và trao đổi thông tin dễ dàng hơn.
- Năm 1994, NIST đã đề nghị thống nhất trong việc dùng giao thức TCP/IP và WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ hai sau FTP. Sau đó, nhờ những ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với FTP, WWW sớm trở thành dịch vụ lưu thông lớn nhất với số lượng nhiều hơn hẳn về gói tin truyền và byte truyền.
- Năm 1995, NSFNET thu lại là một mạng chuyên về nghiên cứu, nhường đường cho internet tiếp tục phát triển. Internet từ đây trở thành mạng lớn nhất thế giới, len lỏi vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và tạo ra kỷ nguyên thương mại điện tử trên internet.
- Tháng 7/1996, dịch vụ web mail lần đầu ra đời bởi công ty Hotmail. Sau đó, Microsoft đã mua lại web mail với giá 400 triệu USD.
- Cũng trong năm 1996, Internet World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên internet.
Kỷ nguyên phát triển của mạng không dây
- Ngay từ những năm 1985, Cơ quan quản lý viễn thông Mỹ đã quyết định mở cửa cho một số băng tần của giải phóng không dây để cho người dùng sử dụng khi không cần đến giấy phép của chính phủ. Điều này tạo điều kiện cho các nhà cung cấp thiết bị không dây dùng cho mạng LAN phát triển các sản phẩm độc quyền của mình. Tuy nhiên, yếu tố này lại tạo ra một môi trường sản phẩm độc quyền không tương thích với các sản phẩm của công ty khác, gây rối rắm cho người dùng. Đây là nguyên do của sự ra đời việc xác lập một chuẩn không dây chung.
- Năm 1997, 1999 và 2000 là những dấu mốc quan trọng của việc ban hành các chuẩn không dây chung, lần lượt là: IEEE 802.11, 802.11b và 802.11a.
- Tháng 8/1999, liên minh tương thích Ethernet không dây VECA ra đời bằng cái bắt tay của 6 công ty đình đám lúc đó là Nokia, 3Com, Intersil, Symbol, Aironet và Lucent. Không lâu sau đó, thuật ngữ WiFi chính thức ra đời và là tên gọi thống nhất của công nghệ kết nối cục bộ không dây được chuẩn hóa.
Mạng internet nào tốt nhất hiện nay 2023
Không nằm ngoài xu thế bùng nổ của kỷ nguyên internet, cả tổ chức, doanh nghiệp và người dùng cá nhân tại Việt Nam đều có mối quan tâm rất lớn tới chất lượng của mạng internet cho các mục đích của đời sống hiện đại.
Hiện nay, trong nước có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ internet tốt nhất 2023 để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng như:
- VNPT: Đây là một đơn vị cung cấp dịch vụ internet lâu đời, cung cấp đường truyền mạng internet tương đối ổn định được các doanh nghiệp lớn trong nước tin dùng. Ngoài ra là 1 đơn vị anh lớn đi đầu trong dịch vụ viễn thông trong nước nên hạ tầng đường dây cáp quang có mặt hầu hết 64 tỉnh thành. Điểm trừ lớn nhất của nhà mạng này là thủ tục hợp đồng bằng giấy.
- Viettel: Là đơn vị cung cấp mạng internet khá uy tín, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, đường truyền mạng ổn định và giá thành tương đối tốt. Ngoài ra, mạng internet của Viettel còn có độ phủ sóng rộng trên toàn quốc, ở cả vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, kết nối quốc tế khá tốt, đội ngũ kỹ thuật là những điểm cộng nữa của nhà mạng này. Điểm yếu của nhà mạng Viettel đó là một số khâu trong chính sách chăm sóc khách hàng đôi khi còn chưa tốt.
- FPT: Là nhà mạng “trẻ tuổi” hơn so với 2 đơn vị kể trên nhưng sở hữu khá nhiều ưu điểm như: Thủ tục đơn giản, nhiều chương trình khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và được đầu tư. Tuy nhiên về mặt tốc độ đường truyền thì khá giật lag, hay tự động tăng giá cước của khách hàng.
Với những thông tin được cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã có những lựa chọn dành riêng cho mình trong việc lựa chọn mạng internet nào tốt nhất rồi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất!
Bài viết hữu ích cho người tiêu dùng